Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất Tịch tại Việt Nam

Lễ Thất Tịch còn nhiều khá xa lạ, tuy nhiên trong văn hóa người phương Đông thì ngày lễ Thất tịch mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động. Hãy cùng tuoitrequan10.vn tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch này nhé!

Ý nghĩa Thất Tịch là ngày gì ?

T heo văn hóa phương Đông thì Lễ Thất Tịch có thể được xem là ngày lễ tình yêu hay đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á thường được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngay này được viết dựa trên câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.  2022 Tân Sửu sẽ diễn ra vào thứ Bảy ngày 4 tháng 8 Dương lịch hay ngày 7 tháng 7 âm lịch năm 2022 . 

Lễ thất tịch được xem như lễ tình yêu Phương Đông

Thất Tịch được bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ. Ngưu Lang, vị thần chăn trâu của trên trời vì say mê Chức Nữ – một tiên nữ dệt vải nên đã từ bỏ công việc chăn trâu và để trâu đi vào cung điện. Vì thế Ngọc Hoàng tức giận và đã bắt hai người phải xa nhau và mỗi năm chỉ được gặp nhau đúng vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Khi hai người phải tiễn biệt và phải rời xa nhau, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi hạt xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được đặt tên là mưa ngâu.

Ý nghĩa Ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Câu truyện Ngưu Lang và Chức Nữ hay còn được gọi với tên khác là ông bà Ngâu để giải thích về thời tiết Việt Nam thường có mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch.

Ngày lễ thất tịch vào ngày 7 tháng 7 âm lịch

Thường trong ngày này nhiều người sẻ kiêng kỵ cưới hỏi vì lo gặp phải những điều không may mắn như câu truyện Ngưu Lang và Chức Nữ. Mà thay thế vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong điều tốt đẹp, bình an và thuận lợi trong con đường tình duyên.

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Bài viết liên quan